Truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình và giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

Sáng ngày 30/9/2021, tại huyện Nam Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi Truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình và giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.


Đại biểu tham dự buổi truyền thông

Tham dự buổi Truyền thông có đồng chí Tào Viết Hải - Phó Giám đốc Sở; lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo Phòng Xây dựng nếp sống Văn hóa và Gia đình; các phòng, ban liên quan trực thuộc huyện Nam Giang và 70 hộ gia đình thôn Pà Dấu 1, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang.

Đây là dịp để công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh chuyển biến theo hướng tích cực trong thời gian tới; đồng thời, để bà con có dịp tiếp cận và nắm bắt để tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình được tốt hơn, qua đó cùng chung tay xây dựng gia đình âm no, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.

Phát huy truyền thống văn hóa gia đình, trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại đại hóa, hội nhập và phát triển hiện nay, vấn đề gia đình luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo ra bộ mặt văn hóa của mỗi thành viên, mỗi gia đình, làng xã. Gia đình Việt Nam luôn có vị trí, vai trò to lớn, là nhân tố quan trọng, là động lực không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nhìn chung phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ và phát triển đáng mừng. Những kết quả về xây dựng kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em, vai trò của người phụ nữ, người cao tuổi trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao, quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, được xã hội và gia đình thực hiện và tôn trọng.

Những kết quả đạt được về công tác gia đình trong những năm qua ở Quảng Nam là hết sức quan trọng, nhưng cũng phải nhìn nhận rằng chúng ta thực sự còn nhiều tồn tại, thiếu sót. Đó là trong điều kiện kinh tế thị trường, cùng với sự tác động của quá trình hội nhập, vấn đề gia phong, gia lễ của từng gia đình bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, vật chất, pháp luật. Điều đáng lo ngại là sự xuống cấp về đạo đức trong một số gia đình, cá nhân là hiện tượng ở bất cứ nơi nào cũng có. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình đang có biểu hiện bị xâm thực bởi lối sống thực dụng, ích kỷ, lai căng trong một bộ phận tuổi trẻ. Các tệ nạn xã hội và đặc biệt là tình trạng bạo hành trong gia đình, trẻ em bị xâm hại, trẻ em vi phạm pháp luật, các thành viên trong gia đình sống thiếu trách nhiệm với nhau đang có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên có phần do nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò chức năng của gia đình và công tác gia đình; công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa theo kịp sự phát triển của đất nước; những mặt tích cực của gia đình chưa được phát huy. Nhiều vấn đề bức xúc về gia đình chưa được xử lý kịp thời.

Đồng chí Tào Viết Hải - Phó Giám đốc Sở phát biểu tại buổi truyền thông

Phát biểu tại buổi truyền thông, đồng chí Tào Viết Hải - Phó Giám đốc Sở nêu ra một số vấn đề cần tiếp tục được tuyên truyền sâu rộng và đạt hiệu quả hơn trong thời gian đến như sau:

Thứ nhất: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, thực sự đi vào cuộc sống, xây dựng nội dung tuyên truyền và phương pháp tuyên truyền phù hợp từng thôn, xóm. Chính quyền địa phương phải làm công tác hòa giải ở cở sở (từ những mâu thuẫn nhỏ để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra) và xử lý bạo lực gia đình một cách triệt để.

Thứ hai: Phát huy hiệu quả của các địa chỉ tin cậy, nơi tạm lánh cho nạn nhân tại địa phương. Tiếp tục tăng công tác phối phợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể và địa phương trong xử lý vụ việc bạo lực gia đình.

Thứ ba: Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp chủ động và tích cực phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên với Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây cảng đời sống văn hóa" để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra, đặc biệt là phát huy mạnh hơn nữa, hiệu qua hơn nữa và nhân rộng hơn nữa các mô hình câu lạc bị “Gia đình phát triển bình vừng", các tổ, nhóm tư vấn phòng, chống bạo lực gia định ở tại địa phương, cơ sơ.

Và cùng nhân dịp tổ chức hoạt động truyền thông này, Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh kêu gọi bà con chúng ta cần thường xuyên quan tâm và tích cực, tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình, cộng đồng làng xóm của mình nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng chống bạo lực gia đình và đặc biệt là xây dựng gia đình mình thành gia đình tiêu biểu, gương mẫu trên các mặt công tác xã hội, nhất là nói không với bạo lực gia đình.

Tin liên quan